Quá trình biên soạn Nhật_Bản_thư_kỷ

Shoku Nihongi chép vào tháng 5 năm 720 rằng "先是一品舍人親王奉勅修日本紀。至是功成奏上。紀卅卷系圖一卷" (‘’Tiên thị nhất phẩm Xá nhân Thân vương phụng sắc tu Nhật Bản kỷ. Chí thị công thành tấu thượng. Kỷ tạp quyển hệ đồ nhất quyển). Nghĩa là "Cho đến lúc này, Thân vương Toneri đang biên soạn Nihongi theo thánh chỉ; ông đã hoàn thành, nộp 30 quyển sử và một quyển phả hệ ". Quyển về phả hệ đã bị thất lạc.

Đóng góp

Quá trình biên soạn thường được nghiên cứu dựa trên văn phong của mỗi chương. Mặc dù viết bằng Hán tự cổ, một số phần vẫn sử dụng văn phong đặc trưng của các soạn giả Nhật, dù một số phần khác có vẻ thực sự được viết bởi chính người Trung Quốc. Theo các nghiên cứu gần đây, phần lớn các chương sau chương 14 (bản kỷ về Thiên hoàng Yuryaku) đều do người gốc Trung Quốc viết, trừ chương 22 và 23 (bản kỷ về Thiên hoàng SuikoThiên hoàng Jomei). Tương tự như vậy, chương 13 kết thúc với câu "xem chi tiết sự kiện tai bản kỷ về Thiên hoàng Ōhatsuse (Yūryaku)" ám chỉ tới vụ hành thích Thiên hoàng Anko, ngụ ý rằng chương này được viết sau khi biên soạn các chương tiếp theo. Một số người tin rằng chương đầu tiên được biên soạn là chương 14.

Tham khảo

Nihon Shoki được cho là đã dựa trên các thư tịch cổ hơn, đặc biệt là các ghi chép liên tục được lưu giữ tại triều đình Yamato kể từ thế kỷ VI. Bộ sách này cũng có cả các thư tịch và truyện dân gian do các hào tộc thần phục triều đình dâng lên. Trước Nihon Shoki, đã có TennōkiKokki do Thái tử ShōtokuSoga no Umako soạn, nhưng vì chúng được lưu trữ tại nhà Soga nên đều bị đốt cháy trong Sự biến Isshi.

Những người soạn nên tác phẩm này đề cập tới rất nhiều nguồn tư liệu không còn tới ngày nay. Theo nhiều nguồn, ba thư tịch của Baekje (ví dụ như Kudara-ki được trích dẫn chủ yếu với mục đích ghi lại các sự kiện ngoại giao.[4]

Các ghi chép nhiều khả năng viết tại Baekje có thể đã được trích dẫn trong Nihon Shoki. Nhưng những người chuộng nguyên bản cho rằng các học giả lưu tán khi Yamato chinh phạt Baekje đã viết bộ sử này và các tác giả của Nihon Shoki đã dựa nhiều vào nguồn sử liệu đó.[5] Điều đó rất đáng lưu ý nhất là những đoạn đề cập tới sự thù địch giữa ba vương quốc Triều Tiên cổ là Silla, GoguryeoBaekje. Việc sử dụng các tên cung điện của Baekje trong Nihon Shoki là một bằng chứng khác cho thấy các sử quan đã tham khảo thư tịch của Baekje.

Một số nguồn được trích dẫn khuyết danh với cái tên aru fumi (一書; nhất thư), để chép lại các dị bản của một sự kiện nhất định.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhật_Bản_thư_kỷ http://www.equinoxpub.com/books/showbook.asp?bkid=... http://books.google.com/books?id=wrc6rzKkbgcC&pg=P... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN052... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN077... http://iwato.livejournal.com/ http://rockdooropening.livejournal.com/ http://www.sacred-texts.com/shi/index.htm http://orias.berkeley.edu/hero/yamato/characters_y... http://archive.wul.waseda.ac.jp/kosho/ri05/ri05_00... http://archive.wul.waseda.ac.jp/kosho/ri05/ri05_01...